Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
180814

SẮC MÀU MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG XÃ THIỆU NGUYÊN, HUYỆN THIỆU HÓA

Đăng lúc: 13/12/2023 (GMT+7)
100%

Bài viết của giáo viên Mầm non Thiệu Nguyên về sự đổi mới trong xây dựng NTM.

Những ngày cuối năm trên quê hương Thiệu Nguyên thật nhộn nhịp biết bao, hẳn ai đến đây cũng thấy được sự “thay da đổi thịt” của quê hương Thiệu Nguyên ngày nay. Những ngôi nhà mới mọc lên san sát, đường làng ngõ xóm được trải nhựa bóng loáng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại ngành nghề như: dịch vụ thương mại, nghề mộc, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp...Cuộc sống của người dân từng bước đi lên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương phát triển mạnh; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng – an ninh được giữ vững. Đảng bộ cùng chính quyền và nhân dân chung sức đồng lòng ra sức xây dựng quê hương.

Về với Thiệu Nguyên, đi trên những con đưởng trải nhựa phẳng lỳ, nhìn những cánh đồng lúa vàng nặng trĩu hạt càng cảm nhận rõ nét những sự thay đổi ở vùng quê này. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu tiêu chí nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng/ người/ năm, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn 0%, các mô hình trang trại tổng hợp (chủ yếu là mô hình cây ăn quả, trang trại tổng hợp, gia súc, gia cầm...) từng bước khẳng định thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế. Xãchú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng với diện tích gần 3.000m2; chuyển đổi diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang các loại cây như ngô, lạc, rau an toàn, khoai tây, khoai lang...Đồng thời, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, phong trào phát triển chăn nuôi ngày càng được nhân rộng, nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình gia trại tập trung với số lượng lớn. Xã cũng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, vận động Nhân dân lựa chọn các loại giống mới, nâng cao tầm vóc đàn gia súc; hướng dẫn các hộ chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ, thực hiện phun tiêu độc, khử trùng định kỳ.

Kế thừa và xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên nền tảng xã nông thôn mới nâng cao. Từ đầu năm 2023 đến nay xã Thiệu Nguyên đã xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tổng kinh phí đã thực hiện: 76.773 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương, tỉnh: 1.800 triệu đồng, chiếm 2.35%; ngân sách huyện: 3.642 triệu đồng, chiếm 4,74%; ngân sách xã: 205 triệu đồng, chiếm 0,27 %; Nhân dân đóng góp 71.126 triệu đồng, chiếm 92,64%. Trong đó: Đóng góp bằng tiền, hiện vật, ngày công, hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi: 1.776 triệu đồng, chiếm 2,33%. Nhân dân tự xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang nhà ở: 69.350 triệu đồng, chiếm 91,16%.

Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi bền vững, UBND xã đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi khoảng 30 ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả kinh tế sang trồng cỏ và ngô dày để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc. Hiện, xã Thiệu Nguyên đã xây dựng sản phẩm bánh lá nhãn hiệu Hưng Ân đạt OCOP 3 sao. Toàn xã có 315 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, vận tải, may mặc và các dịch vụ khác. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2022 đạt 58,2 triệu đồng, tăng 7,7% so với quy định

Hiện nay, trên địa bàn xã có 12 công ty, doanh nghiệp, gần 300 hộ kinh doanh, nhiều tổ thợ xây dựng, thợ mộc là động lực trong phát triển kinh tế xã hôi, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhiều lao động trong xã và những địa phương khác. Nông nghiệp những năm trở lại đây tỷ trọng giảm dần nhưng vẫn là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế và ổn định xã hộiTrong những ngày xây dựng nông thôn mới của quê hương cũng còn một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là chuyển đổi số. Đây là nội dung mới, đòi hỏi trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản mới có thể làm quen, tiếp cận, sử dụng được; nhận thức, trách nhiệm của một một bộ phận cán bộ, Nhân dân về vị trí, vai trò và trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số còn hạn chế, hiểu biết của người dân về chuyển đổi số chưa nhiều, bên cạnh đó là tâm lý lo lắng bị lừa đảo, mất tiền. Nắm bắt được tình hình, Đảng ủy, UBND xã, BCĐ xây dựng NTM đã tổ chức triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ đến toàn thể cán bộ và nhân dân trong toàn xã thông qua các hội nghị của Đảng ủy, UBND xã, các ngành đoàn thể, các thôn, tổ chức hội nghị công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao, Lễ công bố quyết định công nhận 02 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu. Thông qua đó tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới nâng cao, vận động nhân dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao như phong trào hiến đất làm đường giao thông, phong trào thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng của Hội nông dân; Hội phụ nữ tiếp tục phát động phong trào 5 có, 3 sạch, phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP, mô hình nhà sạch vườn đẹp; mô hình xây các hố rác thải hữu cơ trong các hộ dân; Đoàn TN với phong trào Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; xây dựng mô hình khu vui chơi. Tạo sự đồng thuận cao trong các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao bằng các hoạt động thiết thực như: Tích cực sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, hạ tầng khu dân cư, công trình vệ sinh, bảo hiểm y tế, hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi…

Đối với MTTQ, Hội CCB, Hội NCT kết hợp với Ban Văn hóa tổ chức tuyên truyền vận động các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các cấp các ngành cấp trên và thường xuyên có những tin bài kịp thời về các phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới. Hội nông dân và Hội Phụ nữ xã đi đầu trong việc quy hoạch vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung; mô hình nhà sạch vườn đẹp; mô hình vườn mẫu. Hội làm vườn, HTXDVNN phối hợp với UBND xã triển khai các mô hình liên kết sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị sản xuất tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, ổn định đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân.

Cùng với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, rộng khắp. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư luôn đạt kết quả tốt; 100% các thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa, xã được công nhân xã văn hóa nông thôn mới.

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, xã Thiệu Nguyên đã ứng dụng mạnh mẽ, thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, xã đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin; đến nay, 100% cán bộ, công chức, thực hiện xử lý công việc trên môi trường điện tử. Sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, tiết kiệm, tỷ lệ ký số cá nhân, cơ quan luôn đạt 100%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối với điểm cầu của trung ương, tỉnh, huyện. Trang thông tin điện tử của xã được nâng cấp thường xuyên hoạt động ổn định, cung cấp toàn diện thông tin kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách mới và hỗ trợ các dịch công cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công của tỉnh góp phần cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ Nhân dân. Triển khai việc sử dụng và thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ viễn thông...Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; cổng kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Thanh Hóa. Xã hội số có chuyển biến tích cực; 100% nhà văn hoá thôn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được lắp đặt Wifi miễn phí, cung cấp khả năng truy cập Internet cho người dân. Các nhà trường triển khai hiệu quả hình thức dạy học trực tuyến, đẩy mạnh sử dụng các bài giảng điện tử. Trạm y tế thực tạo sổ khám bệnh điện tử cho tất cả người dân trên địa bàn. UBND xã kiện toàn BCĐ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã với 26 thành viên, kiện toàn 09 Tổ công nghệ cộng đồng, CĐS tại 9 thôn với 54 thành viên, do đồng Trưởng thôn làm Tổ trưởng, Bí thư Chi đoàn thanh niên làm tổ phó.

Đoàn Thanh niên phối hợp với Ban văn hóa thường xuyên tuyên truyền, vận động các đoàn viên sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do Đoàn - đội tổ chức, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sống sáng - xanh – sạch – đẹp. Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo hiểm Y tế, Luật An toàn thực phẩm, Môi trường, Luận Nghĩa vụ quân sự đến từng thôn. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng trên phần mềm chuyển đổi số, trọng tâm là các ứng dụng thiết yếu như: thanh toán điện, nước, mua bán hàng hóa, dịch vụ công trực tuyến.

Nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong chủ trương và chỉ đạo thực hiện, đến nay Xã Thiệu Nguyên đã và đang gặt hái được nhiều thành quả tích cực, qua đó thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo quản lý cũng như cán bộ công chức ở đây. Trước nhiệm vụ khó khăn,cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị của xã đã tích cực vào cuộc, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Công tác quản lý, triển khai đã được thực hiện khá đồng bộ từ xã xuống các thôn xóm nhờ vào việc cán bộ luôn sát với tình hình tực tiễn của địa phương, nắm bắt được những khó khăn và thuận lợi của xã. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra được những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của đời sống. Mặc khác, lãnh đạo xã cũng đã thấy được sức mạnh to lớn từ nhân dân nên đã khéo léo vận động, làm thay đổi tư tưởng của nhân dân. Đặc biệt, xã đã tranh thủ được sự ủng hộ của dân bởi họ luôn nêu cao tính dân chủ trong mọi hoạt động để dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân trực tiếp là người giám sát.

Đặc biệt trong công tác lãnh đạo luôn gắn lý luận với thực tiễn, không chỉ lý thuyết suông, lãnh đạo xã luôn coi trọng hoạt động thực tiễn. Mỗi Nghị quyết, mỗi chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đều được gắn với từng nhiệm vụ cụ thể. Đánh giá về tác động của phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhờ gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương nên phong trào đã đi vào chiều sâu, thiết thực góp phần thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân trong xã. Phong trào không chỉ mang tính định hướng trong việc rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảng viên và nhân dân mà nó còn góp phần tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực tiễn, là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Năm 2022, xã Thiệu Nguyên đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành 19/19 xã nông thôn mới nâng cao, đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2022, tại Quyết định số số 71/QĐ-UBND ngày 05/01/2023, đến nay xã tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí.

Một mùa xuân mới lại về trên một vùng quê đang thực sự khởi sắc. Đảng bộ, chính quyền và nhân Thiệu Nguyên tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hoàn thành nông thôn mới nâng cao để xây dựng Thiệu Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Người biên soạn:Nguyễn Thị Phượng

Lớp: A5 K51 TCLLCT

Đơn vị công tác: Giáo viên mầm non Thiệu Nguyên

SẮC MÀU MỚI TRÊN QUÊ HƯƠNG XÃ THIỆU NGUYÊN, HUYỆN THIỆU HÓA

Đăng lúc: 13/12/2023 (GMT+7)
100%

Bài viết của giáo viên Mầm non Thiệu Nguyên về sự đổi mới trong xây dựng NTM.

Những ngày cuối năm trên quê hương Thiệu Nguyên thật nhộn nhịp biết bao, hẳn ai đến đây cũng thấy được sự “thay da đổi thịt” của quê hương Thiệu Nguyên ngày nay. Những ngôi nhà mới mọc lên san sát, đường làng ngõ xóm được trải nhựa bóng loáng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại ngành nghề như: dịch vụ thương mại, nghề mộc, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp...Cuộc sống của người dân từng bước đi lên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương phát triển mạnh; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng – an ninh được giữ vững. Đảng bộ cùng chính quyền và nhân dân chung sức đồng lòng ra sức xây dựng quê hương.

Về với Thiệu Nguyên, đi trên những con đưởng trải nhựa phẳng lỳ, nhìn những cánh đồng lúa vàng nặng trĩu hạt càng cảm nhận rõ nét những sự thay đổi ở vùng quê này. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu tiêu chí nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng/ người/ năm, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn 0%, các mô hình trang trại tổng hợp (chủ yếu là mô hình cây ăn quả, trang trại tổng hợp, gia súc, gia cầm...) từng bước khẳng định thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế. Xãchú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng với diện tích gần 3.000m2; chuyển đổi diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang các loại cây như ngô, lạc, rau an toàn, khoai tây, khoai lang...Đồng thời, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, phong trào phát triển chăn nuôi ngày càng được nhân rộng, nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình gia trại tập trung với số lượng lớn. Xã cũng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, vận động Nhân dân lựa chọn các loại giống mới, nâng cao tầm vóc đàn gia súc; hướng dẫn các hộ chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ, thực hiện phun tiêu độc, khử trùng định kỳ.

Kế thừa và xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên nền tảng xã nông thôn mới nâng cao. Từ đầu năm 2023 đến nay xã Thiệu Nguyên đã xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tổng kinh phí đã thực hiện: 76.773 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương, tỉnh: 1.800 triệu đồng, chiếm 2.35%; ngân sách huyện: 3.642 triệu đồng, chiếm 4,74%; ngân sách xã: 205 triệu đồng, chiếm 0,27 %; Nhân dân đóng góp 71.126 triệu đồng, chiếm 92,64%. Trong đó: Đóng góp bằng tiền, hiện vật, ngày công, hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi: 1.776 triệu đồng, chiếm 2,33%. Nhân dân tự xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang nhà ở: 69.350 triệu đồng, chiếm 91,16%.

Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi bền vững, UBND xã đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi khoảng 30 ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả kinh tế sang trồng cỏ và ngô dày để chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc. Hiện, xã Thiệu Nguyên đã xây dựng sản phẩm bánh lá nhãn hiệu Hưng Ân đạt OCOP 3 sao. Toàn xã có 315 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, vận tải, may mặc và các dịch vụ khác. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2022 đạt 58,2 triệu đồng, tăng 7,7% so với quy định

Hiện nay, trên địa bàn xã có 12 công ty, doanh nghiệp, gần 300 hộ kinh doanh, nhiều tổ thợ xây dựng, thợ mộc là động lực trong phát triển kinh tế xã hôi, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhiều lao động trong xã và những địa phương khác. Nông nghiệp những năm trở lại đây tỷ trọng giảm dần nhưng vẫn là nền tảng để phát triển các ngành kinh tế và ổn định xã hộiTrong những ngày xây dựng nông thôn mới của quê hương cũng còn một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là chuyển đổi số. Đây là nội dung mới, đòi hỏi trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản mới có thể làm quen, tiếp cận, sử dụng được; nhận thức, trách nhiệm của một một bộ phận cán bộ, Nhân dân về vị trí, vai trò và trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số còn hạn chế, hiểu biết của người dân về chuyển đổi số chưa nhiều, bên cạnh đó là tâm lý lo lắng bị lừa đảo, mất tiền. Nắm bắt được tình hình, Đảng ủy, UBND xã, BCĐ xây dựng NTM đã tổ chức triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ đến toàn thể cán bộ và nhân dân trong toàn xã thông qua các hội nghị của Đảng ủy, UBND xã, các ngành đoàn thể, các thôn, tổ chức hội nghị công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao, Lễ công bố quyết định công nhận 02 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu. Thông qua đó tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới nâng cao, vận động nhân dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao như phong trào hiến đất làm đường giao thông, phong trào thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng của Hội nông dân; Hội phụ nữ tiếp tục phát động phong trào 5 có, 3 sạch, phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP, mô hình nhà sạch vườn đẹp; mô hình xây các hố rác thải hữu cơ trong các hộ dân; Đoàn TN với phong trào Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; xây dựng mô hình khu vui chơi. Tạo sự đồng thuận cao trong các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM nâng cao bằng các hoạt động thiết thực như: Tích cực sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, hạ tầng khu dân cư, công trình vệ sinh, bảo hiểm y tế, hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi…

Đối với MTTQ, Hội CCB, Hội NCT kết hợp với Ban Văn hóa tổ chức tuyên truyền vận động các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các cấp các ngành cấp trên và thường xuyên có những tin bài kịp thời về các phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới. Hội nông dân và Hội Phụ nữ xã đi đầu trong việc quy hoạch vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung; mô hình nhà sạch vườn đẹp; mô hình vườn mẫu. Hội làm vườn, HTXDVNN phối hợp với UBND xã triển khai các mô hình liên kết sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị sản xuất tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, ổn định đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân.

Cùng với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, rộng khắp. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư luôn đạt kết quả tốt; 100% các thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa, xã được công nhân xã văn hóa nông thôn mới.

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, xã Thiệu Nguyên đã ứng dụng mạnh mẽ, thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, xã đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin; đến nay, 100% cán bộ, công chức, thực hiện xử lý công việc trên môi trường điện tử. Sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, tạo môi trường làm việc hiện đại, công khai, tiết kiệm, tỷ lệ ký số cá nhân, cơ quan luôn đạt 100%. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối với điểm cầu của trung ương, tỉnh, huyện. Trang thông tin điện tử của xã được nâng cấp thường xuyên hoạt động ổn định, cung cấp toàn diện thông tin kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách mới và hỗ trợ các dịch công cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công của tỉnh góp phần cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ Nhân dân. Triển khai việc sử dụng và thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ viễn thông...Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; cổng kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Thanh Hóa. Xã hội số có chuyển biến tích cực; 100% nhà văn hoá thôn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được lắp đặt Wifi miễn phí, cung cấp khả năng truy cập Internet cho người dân. Các nhà trường triển khai hiệu quả hình thức dạy học trực tuyến, đẩy mạnh sử dụng các bài giảng điện tử. Trạm y tế thực tạo sổ khám bệnh điện tử cho tất cả người dân trên địa bàn. UBND xã kiện toàn BCĐ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã với 26 thành viên, kiện toàn 09 Tổ công nghệ cộng đồng, CĐS tại 9 thôn với 54 thành viên, do đồng Trưởng thôn làm Tổ trưởng, Bí thư Chi đoàn thanh niên làm tổ phó.

Đoàn Thanh niên phối hợp với Ban văn hóa thường xuyên tuyên truyền, vận động các đoàn viên sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do Đoàn - đội tổ chức, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sống sáng - xanh – sạch – đẹp. Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo hiểm Y tế, Luật An toàn thực phẩm, Môi trường, Luận Nghĩa vụ quân sự đến từng thôn. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng trên phần mềm chuyển đổi số, trọng tâm là các ứng dụng thiết yếu như: thanh toán điện, nước, mua bán hàng hóa, dịch vụ công trực tuyến.

Nhờ sự đoàn kết, thống nhất trong chủ trương và chỉ đạo thực hiện, đến nay Xã Thiệu Nguyên đã và đang gặt hái được nhiều thành quả tích cực, qua đó thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo quản lý cũng như cán bộ công chức ở đây. Trước nhiệm vụ khó khăn,cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị của xã đã tích cực vào cuộc, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Công tác quản lý, triển khai đã được thực hiện khá đồng bộ từ xã xuống các thôn xóm nhờ vào việc cán bộ luôn sát với tình hình tực tiễn của địa phương, nắm bắt được những khó khăn và thuận lợi của xã. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra được những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của đời sống. Mặc khác, lãnh đạo xã cũng đã thấy được sức mạnh to lớn từ nhân dân nên đã khéo léo vận động, làm thay đổi tư tưởng của nhân dân. Đặc biệt, xã đã tranh thủ được sự ủng hộ của dân bởi họ luôn nêu cao tính dân chủ trong mọi hoạt động để dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân trực tiếp là người giám sát.

Đặc biệt trong công tác lãnh đạo luôn gắn lý luận với thực tiễn, không chỉ lý thuyết suông, lãnh đạo xã luôn coi trọng hoạt động thực tiễn. Mỗi Nghị quyết, mỗi chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đều được gắn với từng nhiệm vụ cụ thể. Đánh giá về tác động của phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhờ gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương nên phong trào đã đi vào chiều sâu, thiết thực góp phần thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cán bộ, đảng viên cũng như nhân dân trong xã. Phong trào không chỉ mang tính định hướng trong việc rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảng viên và nhân dân mà nó còn góp phần tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực tiễn, là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Năm 2022, xã Thiệu Nguyên đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành 19/19 xã nông thôn mới nâng cao, đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2022, tại Quyết định số số 71/QĐ-UBND ngày 05/01/2023, đến nay xã tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí.

Một mùa xuân mới lại về trên một vùng quê đang thực sự khởi sắc. Đảng bộ, chính quyền và nhân Thiệu Nguyên tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hoàn thành nông thôn mới nâng cao để xây dựng Thiệu Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Người biên soạn:Nguyễn Thị Phượng

Lớp: A5 K51 TCLLCT

Đơn vị công tác: Giáo viên mầm non Thiệu Nguyên

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT